Chứng nhận BIS hay chứng chỉ BIS là Giấy chứng nhận tiêu chuẩn do Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (Bureau of Indian Standards - gọi tắt là BIS, website: https://www.bis.gov.in) thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ cấp.
Giấy chứng chỉ BIS / Giấy phép BIS là bắt buộc phải có đối với nhà sản xuất nước ngoài cũng như nhà sản xuất tại Ấn Độ nếu muốn sản phẩm được phép phân phối, tiêu thụ tại thị trường Ấn Độ. Hàng hóa sẽ không được thông quan nếu thiếu chứng chỉ BIS
Chứng nhận BIS - Chứng chỉ BIS để xuất khẩu sang Ấn Độ (ISI Mark)
The Bureau of Indian Standards (BIS) is the national certification body in India under the umbrella of the Indian Ministry of Consumer Affairs, Food & Public Distribution. On April 1, 1987, it effectively replaced the Indian Standards Institution (ISI) organization and took over their functions.
Là Chương trình được vận hành bởi Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (Bureau of India Standards – BIS) kể từ năm 2000 theo Scheme-I of Schedule-II, BIS Act, 2016 và (Đánh giá Tuân thủ).
Chương trình này cho phép các đơn vị/ nhà sản xuất nước ngoài sử dụng dấu tiêu chuẩn, còn được gọi là dấu ISI, để bán sản phẩm của họ tại Ấn Độ. Chương trình Chứng nhận BIS dành cho nhà sản xuất nước ngoài - Foreign Manufacturers Certification Scheme (FMCS)
Xem thêm: BIS Certification là gì?
ISI Mark được cấp bởi Cục Tiêu Chuẩn Ấn Độ
ISI Mark - Dấu Tiêu chuẩn BIS hoặc Dấu ISI bao gồm số giấy phép là ‘CM/L-XXXXXXXXXX’ ở phía dưới dấu ISI và số tiêu chuẩn Ấn Độ ở phía trên dấu ISI.
Dấu này sẽ được Bộ Tiêu chuẩn Ấn Độ trao thưởng sau khi cấp Chứng nhận BIS thành công.
Cùng với giấy phép ghi nhãn, một số giấy phép CM/L BIS (cho BIS-ISI) hoặc số R (cho BIS-CRS) cũng được cấp. Đây sẽ là một số có 7 hoặc 8 chữ số để tối ưu hóa việc xác định sản phẩm trong nhà máy sản xuất.
Tuy nhiên, vào tháng 1 năm 2022, BIS quyết định sẽ chỉ sử dụng dấu BIS ISI duy nhất kể từ đó. Các thông tin như số đăng ký, tiêu chuẩn IS/IEC và trang web của BIS sẽ không thay đổi; sự điều chỉnh này chỉ là về mặt hình thức. Mặc dù không có lịch trình chính xác cho sự chuyển đổi này, nhưng dự kiến nó sẽ diễn ra trong năm.
Dấu ISI là bằng chứng cho việc sản phẩm đã trải qua quá trình kiểm tra chất lượng.
Xem thêm: ISI Mark
Danh sách các mặt hàng bắt buộc phải có Chứng nhận BIS - Mã số xuất khẩu Ấn Độ ngày càng được mở rộng ra nhiều loại hàng hóa như sắt thép, inox, hóa chất, hạt nhựa nguyên sinh, đồ chơi, giầy dép, lốp xe, sợi tổng hợp, gỗ, ván ép...
Đây đều là các mặt hàng mà Việt Nam đang xuất khẩu sang Ấn Độ với kim ngạch lớn.
AIR phải là người Ấn Độ và chỉ đại diện cho một công ty sản xuất, không đại diện cho (các) nhà sản xuất nước ngoài khác theo các chương trình Đánh giá sự phù hợp của BIS. Tuy nhiên, trong trường hợp các nhà sản xuất nước ngoài thuộc cùng một nhóm công ty và nhà nhập khẩu (có liên quan đến nhà sản xuất nước ngoài) được chỉ định là AIR, hạn chế này sẽ không được áp dụng.
Đối với AIR, yêu cầu cần phải đáp ứng là tốt nghiệp theo trình độ chuyên môn và hiểu rõ các điều khoản của Đạo luật BIS năm 2016 cùng với các quy tắc, quy định liên quan. Họ không được có bất kỳ xung đột lợi ích nào liên quan đến vai trò của mình với việc thử nghiệm (các) mẫu trong phòng thí nghiệm của bên thứ ba.
Ngoài ra, AIR phải tuân thủ các Đạo luật, Quy tắc, Quy định, Điều khoản & Điều kiện được quy định trong Giấy phép, Thỏa thuận, Cam kết của BIS, v.v. được thực hiện bởi hoặc thay mặt cho nhà sản xuất nước ngoài có liên quan đến việc cấp giấy phép hoạt động.
Các nhiệm vụ của AIR thường bao gồm:
Nộp đơn đăng ký
Truyền và nhận các tài liệu gốc được ký kết
Phối hợp với phòng thí nghiệm kiểm tra
Sẵn lòng trả lời bất kỳ câu hỏi nào
Nhận chứng chỉ
Liên lạc để trả lời câu hỏi sau khi nhận được chứng nhận ban đầu (ví dụ: cho chứng nhận theo dõi
AATC Compliance hoạt động trong lĩnh vực tư vấn chứng nhận BIS giúp doanh nghiệp xuất khẩu Ấn Độ từ năm 2018, là văn phòng đại diện Việt Nam của tập đoàn Aleph Group (Trụ sở New Dehli, India). Tổng giám đốc và Phó giám đốc của chúng tôi là 2 cựu lãnh đạo BIS:
Mr. Binod Kumar Sinha (Director - Global Operations) - Former Deputy Director General (BIS)
Mr. Sunjay Kumar (Chief Advisor) - Former Deputy Director General (BIS)
Khách hàng đã được cấp chứng chỉ BIS khi làm việc với AATC Compliance
Việt Nam: Tập đoàn Hòa Phát, Vina One Steel, Tây Nam Steel, HH Dream Printing, G-tech Co, Fantastic International Vietnam, First Union Animation Technology Vietnam, I-Sheng Electric Wire & Cable (Vietnam), Shell Eastern Petroleum, Hyosung Dong Nai Co, Hyosung Vina Chemicals...
Quốc tế: Lotte Chem, LG Chem, Sneider, SCG Group, Thai Polyethylene, TPC Thailand, PT IMAR ARC Steel, Samshin Metal Co.Ltd, Macro Scientific Works, Erasteel, Hanwa Solution, Shell…
Tham khảo Giấy chứng nhận BIS đã hoàn thành tại: BIS Reference
Liên hệ chúng tôi hoặc số điện thoại 0817 709 456 (Zalo, WhatsApp)
Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ, nộp tài liệu hồ sơ đăng ký chứng nhận với BIS Ấn Độ và nộp lệ phí.
Bước 2: BIS thẩm định hồ sơ, phản hồi về tính đầy đủ cũng như loại chứng nhận phải làm
Bước 3: BIS thành lập đoàn kiểm tra, yêu cầu thanh toán phí và qua Việt Nam thẩm tra trực tiếp tại Nhà máy sản xuất (chỉ bắt buộc với chương trình chứng nhận BIS ISI, còn BIS CRS không phải sang đánh giá nhà máy).
Bước 4: Lấy mẫu, gửi mẫu tới thử nghiệm được BIS phê duyệt.
Bước 5: Kết quả đánh giá hồ sơ/đánh giá nhà máy và kết quả thử nghiệm đạt yêu cầu BIS thẩm tra hồ sơ, yêu cầu nộp phí thẩm định.
Bước 6: BIS cấp Giấy chứng nhận và số đăng ký BIS
Bước 7: Mở tài khoản ngân hàng để đặt khoản bảo lãnh 10.000 USD tại các ngân hàng có chi nhánh cả ở cả Việt Nam và Ấn Độ.
Thời gian để có được chứng nhận BIS phụ thuộc vào sự đáp ứng các điều kiện của doanh nghiệp so với các yêu cầu của BIS. Khoảng 05 đến 06 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký đầy đủ cho BIS (không tính thời gian khắc phục các điểm không phù hợp).
Thời gian hiệu lực ban đầu của giấy phép là 1 năm. Giấy phép có thể được gia hạn thêm từ 1 đến 5 năm tùy theo nhu cầu của nhà máy. Phí gia hạn sẽ được tính dựa trên sản lượng xuất khẩu trong vòng 1 năm gần nhất.
Bộ tài liệu đăng kí Chứng nhận BIS FMCS của BIS khá phức tạp và để đáp ứng yêu cầu khắt khe từ Chính phủ Ấn Độ, AATC Compliance đã tạo ra bộ hồ sơ song ngữ Anh – Việt để giúp nhà máy hoàn thành giấy phép và chứng chỉ BIS nhanh nhất, bao gồm:
STT |
Document Name |
1 |
Bộ hồ sơ theo Cục tiêu chuẩn Ấn Độ - Document Checklist |
2 |
Đơn đăng ký – Basic Information of Application |
2.1 |
Danh sách chỉ tiêu thử nghiệm - Test method checklist |
2.2 |
Phạm vi giấy phép - Scope of License_Designation list |
3 |
Giấy ủy quyền đại diện kí giấy tờ BIS - BIS Authorization letter |
4 |
Giấy phép Kinh doanh (tiếng Anh và tiếng Việt) - Business License (English & Vietnamese) |
5 |
Danh sách máy móc thiết bị sản xuất – List of Production Machinery |
6 |
Danh sách Nguyên vật liệu đầu vào – List of Raw Material |
7 |
Kết quả thử nghiệm của Nguyên vật liệu đầu vào – Raw Material Test Certificate |
8 |
Danh sách máy móc thiết bị phòng thử nghiệm – List of Test Equipment |
9 |
Chứng nhận hiệu chuẩn của thiết bị thử nghiệm – Test Equipment Calibration Certificate |
10 |
Lưu đồ sản xuất sản phẩm - Process Flow Chart |
11 |
Sơ đồ bố trí Nhà máy - Factory Layout |
12 |
Sơ đồ đường đi từ nhà máy đến Sân bay quốc tế gần nhất – Location Plan |
13 |
Thông tin của Người vận hành phòng lab và kiểm tra chất lượng - Lab operating personnel information |
14 |
Kết quả thử nghiệm thực hiện tại phòng lab của nhà máy và phòng lab thứ 3 - Factory in-house test report |
Được phép xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Ấn Độ trên 1,4 tỷ người, đứng thứ 2 trên thế giới và nền kinh tế Ấn Độ: đứng thứ 3 Châu Á, thứ 7 thế giới với tốc độ tăng Trưởng nhanh nên thị trường Ấn Độ là một thị trường rất lớn và đầy tiềm năng đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Đáp ứng các yêu cầu của cơ quan thẩm quyền là Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ BIS để được cấp Giấy chứng nhận và mã số cơ sở xuất khẩu.
Lô hàng được phép thông quan tại cửa khẩu, tại cảng tại Ấn Độ.
Sản phẩm được phép bán, tiêu thụ tại thị trường Ấn Độ với đầy đủ các thông tin ghi nhãn đáp ứng Tiêu chuẩn của Ấn Độ giúp tạo sự tin tưởng của người tiêu dùng Ấn Độ.
Tạo ra cơ hội xuất khẩu lớn và lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ không đủ điều kiện chứng nhận BIS hoặc không đáp ứng yêu cầu của BIS
Để khai thác hiệu quả thị trường Ấn Độ, các doanh nghiệp Việt Nam cần đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt, đặc biệt là Chứng nhận BIS (Bureau of Indian Standards). Đây là điều kiện bắt buộc để sản phẩm được lưu hành hợp pháp tại thị trường Ấn Độ, đồng thời đảm bảo chất lượng và an toàn.
AATC (Aleph Accreditation and Testing Centre Pvt Ltd), là một phần của Aleph India Group, đã hỗ trợ hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam như Hòa Phát Group, Vinaone, Tây Nam Steel và Hyosung đạt được chứng chỉ BIS. Các ngành hàng nổi bật bao gồm:
Vì sao nên chọn AATC để đạt Chứng nhận BIS?
Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi không chỉ cung cấp dịch vụ chứng nhận mà còn hỗ trợ doanh nghiệp trong toàn bộ quy trình, bao gồm:
Xuất khẩu Ấn Độ - Thị trường tiềm năng cần khai phá
Ấn Độ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại Nam Á, chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam đến khu vực này. Các sản phẩm như điện thoại, cà phê, giày dép và gia vị luôn được ưa chuộng tại Ấn Độ. Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu nhiều nguyên liệu từ Ấn Độ phục vụ sản xuất trong nước như sắt thép, hóa chất và dệt may.
Nếu doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường tại Ấn Độ, hãy liên hệ ngay với AATC để được tư vấn miễn phí và nhận lộ trình đạt Chứng nhận BIS nhanh chóng, hiệu quả.
Liên hệ chúng tôi ngay hôm nay
AATC – Aleph Accreditation and Testing Centre Pvt Ltd
Văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 84 817 709 456
Website: https://aatc-compliance.vn/
Chứng nhận BIS, Chứng chỉ BIS là bước đệm vững chắc để sản phẩm Việt Nam vươn xa ra thế giới, đặc biệt là tại thị trường Ấn Độ đầy tiềm năng.